Răng khểnh là gì? Mọc ở vị trí nào?
Răng khểnh là những chiếc răng nanh mọc lệch tại vị trí số 3 trên cung hàm. Thay vì mọc thẳng hàng với các răng khác, răng khểnh thường chếch ra ngoài, tạo thành điểm nhấn độc đáo trên khuôn miệng. Thông thường, răng khểnh mọc vào giai đoạn từ 12 – 13 tuổi, khi răng vĩnh viễn dần thay thế răng sữa.
Răng khểnh có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên hàm, với hình dáng nhỏ, khác biệt so với các răng còn lại. Điều này làm răng khểnh trở thành một yếu tố thẩm mỹ đặc trưng, nhưng cũng có thể gây ra nhiều vấn đề nha khoa.
Răng khểnh là những răng mọc lệch tại vị trí thứ 3 của cung hàm (Nguồn: Sưu tầm)
Những dấu hiệu mọc răng khểnh
Dấu hiệu mọc răng khểnh thường dễ nhận thấy trong độ tuổi thay răng. Một số biểu hiện cụ thể bao gồm:
▪️ Răng nanh sữa rụng bất thường: Quá sớm hoặc quá muộn so với các răng khác.
▪️ Chen lấn vị trí răng: Răng cửa và răng hàm có kích thước lớn hoặc mọc lệch, xâm lấn vào vị trí của răng nanh.
▪️ Hẹp khung hàm: Không đủ không gian trên cung hàm để răng nanh mọc thẳng.
▪️ Mọc lệch hướng: Răng mọc nghiêng ra ngoài hoặc chếch vào trong thay vì mọc thẳng đứng.
Nguyên nhân hình thành răng khểnh
Tại sao lại có răng khểnh? là thắc mắc của rất nhiều người. Những nguyên nhân có răng khểnh tự nhiên xuất phát từ yếu tố di truyền từ bố mẹ, thói quen xấu lúc nhỏ, sự chen lấn lúc mọc răng,… Cụ thể:
- Yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ có răng khểnh, khả năng cao con cái cũng sẽ sở hữu đặc điểm này. Tuy nhiên, hình dáng và mức độ lệch của răng khểnh có thể khác nhau.
- Thói quen thời thơ ấu: Các thói quen như mút tay, nghiến răng hay đẩy lưỡi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và hướng mọc của răng.
- Sự chen chúc răng: Khoảng 10-12 tuổi sẽ là lúc thay răng. Khi răng sữa chưa kịp rụng mà răng vĩnh viễn đã mọc, không gian bị giới hạn khiến răng nanh mọc lệch khỏi vị trí ban đầu.
>>> Xem thêm:
Niềng răng khấp khểnh giải pháp điều trị hiệu quả
Răng khểnh có nên niềng không?
Răng khểnh thường mang lại nét duyên dáng và dễ thương, nhưng quyết định niềng răng khểnh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu răng khểnh giúp bạn tự tin và làm nổi bật nét đẹp cá nhân, bạn có thể giữ lại.
Tuy nhiên, nếu răng nhô ra quá mức, gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng hoặc gây khó khăn trong việc vệ sinh, niềng răng sẽ là giải pháp tối ưu để cải thiện.
Phương pháp điều chỉnh răng khểnh
Hiện nay, việc điều chỉnh răng khểnh đã có nhiều phương pháp hỗ trợ. Các trung tâm nha khoa đều ưu tiên áp dụng các phương pháp chỉnh nha mới, hiện đại nhằm mang lại vẻ đẹp cho gương mặt và nụ cười. Hai phương pháp điều chỉnh được sử dụng phổ biến là bọc sứ răng và niềng răng.
>>> Xem thêm:
Khuôn mặt trước và sau khi niềng răng thay đổi ra sao?
Bọc sứ
Phương pháp bọc sứ được thực hiện bằng cách mài nhỏ răng khểnh để tạo chỗ cho lớp sứ mới có hình dáng đẹp và cân đối.
- Ưu điểm: Mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao trong thời gian ngắn.
- Nhược điểm: Răng tự nhiên bị mài mòn, dễ trở nên yếu hơn sau khi bọc sứ.
Lưu ý: Với phương pháp này, việc tạo hình răng sứ là quan trọng vì sẽ góp phần mang lại tính thẩm mỹ cho toàn bộ khuôn mặt. Ngoài ra, chất liệu sứ cũng tham gia tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ. Vì vậy, cần lựa chọn loại sứ kỹ càng nhằm đảm bảo độ bền và màu sắc của răng trong suốt quá trình sử dụng.
Hình ảnh mô tả bọc sứ răng (Nguồn: sưu tầm)
Niềng răng truyền thống
Niềng răng truyền thống hiện nay có nhiều hình thức đa dạng như niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài pha lê trong suốt, mắc cài tự buộc, và niềng răng mặt trong. Mỗi phương pháp đều giúp điều chỉnh răng khểnh hiệu quả, phù hợp với nhu cầu của từng người.
Tuy nhiên, mỗi loại niềng răng này có sự khác biệt rõ ràng về hiệu quả, chi phí, thời gian thực hiện, cũng như mức độ ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt, ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp cần dựa vào tình trạng răng và mong muốn cá nhân của bạn.
Niềng răng truyền thống sử dụng các mắc cài cố định vào răng
>>> Tìm hiểu thêm:
Niềng răng thẩm mỹ là gì? Chi phí bao nhiêu
Niềng răng khểnh với niềng răng trong suốt Zenyum
Zenyum mang đến giải pháp niềng răng trong suốt hiện đại, giúp cải thiện hiệu quả tình trạng răng khấp khểnh. Điểm đặc biệt của khay niềng trong suốt là khả năng điều chỉnh răng từng chút một qua mỗi cặp khay, đưa răng về vị trí mong muốn. Trong suốt quá trình điều trị, người dùng có thể dễ dàng tháo lắp khay niềng để ăn uống và vệ sinh răng miệng, mang lại sự tiện lợi tối đa.
Thời gian niềng được thiết kế linh hoạt, phụ thuộc vào mức độ phức tạp của tình trạng răng. Để đảm bảo hiệu quả như mong đợi, một số buổi thăm khám tại các nha khoa đối tác sẽ được lên lịch. Đây là lựa chọn tối ưu cho những ai muốn sở hữu nụ cười hoàn hảo mà không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ trong quá trình niềng.
Niềng răng trong suốt Zenyum được nhiều người lựa chọn bởi hiệu quả được kiểm định cùng trải nghiệm niềng tiện lợi
Niềng răng trong suốt Zenyum chỉ từ 45.000.000đ
Với công nghệ cải tiến kết hợp cùng nha sĩ đối tác giàu kinh nghiệm, Zenyum có thể cải thiện nhiều tình trạng răng hô, thưa, móm hay răng chen chúc chỉ từ 3-9 tháng.
Răng khểnh đẹp hay xấu?
Răng khểnh vốn được xem là nét duyên nếu có kích thước vừa phải. Trong trường hợp ngược lại sẽ gây ra khá nhiều vấn đề cho bạn.
Răng khểnh đẹp
Răng khểnh được đánh giá là đẹp khi có kích thước vừa phải, mọc cân đối, không quá nhọn hoặc chệch ra khỏi khuôn hàm. Khi đó, răng khểnh tạo được sự hài hòa với tổng thể gương mặt, góp phần làm nổi bật nụ cười duyên dáng và thu hút.
Răng khểnh được xem là đẹp khi có kích thước vừa phải (Nguồn: Sưu tầm)
Răng khểnh chưa đẹp
Ngược lại, răng khểnh chưa đẹp thường có những đặc điểm như:
- Mọc lệch lạc: Chênh hoặc chìa ra ngoài quá mức, làm mất cân đối hai hàm và gây lệch khớp cắn.
- Ảnh hưởng đến chức năng nhai: Gây khó khăn trong việc ăn uống, nhai và nghiền thức ăn.
- Gây ra vấn đề răng miệng: Dễ khiến thức ăn mắc kẹt, làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm nướu hoặc các bệnh lý khác.
Nhìn chung, răng khểnh mọc đều và đẹp sẽ mang lại nét duyên dáng tự nhiên. Tuy nhiên, nếu răng mọc lệch hoặc có kích thước không phù hợp, chúng có thể làm gương mặt kém thẩm mỹ. Một số quan niệm phong thủy còn cho rằng răng khểnh không đẹp có thể mang lại những điều không may mắn trong cuộc sống.
Răng khểnh sẽ không đẹp nếu mọc quá chênh hay chìa ra bên ngoài nhiều (Nguồn: Sưu tầm)
Có nên nhổ răng khểnh không?
Việc có nên nhổ răng khểnh hay không là thắc mắc chung của nhiều người, bởi không phải trường hợp nào cũng cần thiết phải thực hiện. Răng khểnh có thể mang lại nét duyên dáng, giúp nụ cười trở nên thu hút hơn. Thậm chí, nhiều người còn tìm đến các nha khoa để trồng răng khểnh bằng cách đắp composite, bọc sứ hoặc cấy ghép răng nhân tạo nhằm tăng tính thẩm mỹ.
Khi nào không cần nhổ răng khểnh?
Theo các chuyên gia nha khoa, răng khểnh không cần nhổ nếu không gây ảnh hưởng đến:
- Sức khỏe răng miệng: Không bị sâu, viêm hay các bệnh lý nguy hiểm.
- Khả năng ăn nhai: Không gây khó khăn trong quá trình nhai hoặc nghiền thức ăn.
- Thẩm mỹ tổng thể: Răng khểnh mọc đẹp, hài hòa với khuôn mặt.
Trường hợp nên nhổ răng khểnh
Ngược lại, việc nhổ răng khểnh là cần thiết nếu:
- Răng khểnh bị bệnh lý: Như sâu răng hoặc viêm nhiễm nghiêm trọng mà không thể điều trị, có nguy cơ lây lan sang các răng khác.
- Mọc lệch lạc: Răng khểnh nhô quá mức, gây cản trở chức năng nhai hoặc làm khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng.
Lời khuyên từ nha sĩ
Trước khi quyết định nhổ răng khểnh, hãy tham khảo ý kiến từ các nha sĩ để xác định tình trạng cụ thể. Quyết định nên dựa trên yếu tố thẩm mỹ, chức năng và sức khỏe răng miệng để đảm bảo bạn luôn tự tin với nụ cười của mình.
Với những thông tin đã chia sẻ, bạn có thể đưa ra nhận định riêng của bản thân về việc có nên xử lý răng khểnh hay không. Việc điều chỉnh sẽ mang lại sự tự tin cùng nụ cười tỏa sáng cho bạn mỗi ngày.
Để biết thêm thông tin và tham gia liệu trình với Zenyum, đánh giá răng miễn phí ngay tại đây.
Tìm hiểu thêm về Zenyum?
Chỉ mất 5 phút gửi ảnh răng để biết bạn có phù hợp với Niềng răng trong suốt không. Zenyum sẽ liên hệ để chia sẻ về chi phí và thời gian cho gói niềng.
Trọn liệu trình chỉ từ 45.000.000đ!
* Bài viết này không được sử dụng với bất kỳ mục đích y tế nào (như dò tìm, phân tích, theo dõi, quản lý hoặc điều trị bất cứ bệnh tật hoặc tình trạng y tế nào). Bất cứ thông tin liên quan đến sức khoẻ được cung cấp tại bài viết này không phải là một lời khuyên y tế. Vui lòng liên hệ các bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn.