Răng móm là gì?
Răng móm là tình trạng răng mọc lệch lạc trong đó hàng răng trên cắn vào sau hàng răng dưới. Chúng thường do hàm dưới phát triển quá mức, hàm trên kém phát triển hoặc kết hợp cả hai.
Một số trường hợp răng móm nhẹ và gần như không đáng chú ý trong khi một số trường hợp khác lại khá nặng khi răng hàm dưới mọc dài ra phía trước.
Răng móm không chỉ là một vấn đề thẩm mỹ. Các trường hợp nghiêm trọng cần điều trị vì chúng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng như:
- Đau miệng và mặt do lệch hàm
- Khó cắn và nhai
- Những thách thức với việc nói
Cách nhận biết tình trạng và mức độ răng móm
Để nhận biết được tình trạng và mức độ răng móm, bạn cần đến các nha khoa uy tín để được tư vấn và gợi ý phương pháp niềng răng phù hợp. Dưới đây là hai mức độ móm thường gặp ở các nha khoa.
Chụp X-quang tại nha khoa để phân tích các mức độ răng móm
Mức độ móm do xương hàm
Móm răng do hàm là hiện tượng cấu trúc xương hàm dưới mọc mạnh hơn, gây ra tình trạng hàm dưới đưa ra ngoài so với hàm trên. Còn răng vẫn mọc thẳng hoặc lệch tùy trường hợp. Tình trạng này khó có thể nhận biết bằng mắt thường, mà cần phải chụp X – quang và được các nha sĩ có kinh nghiệm xem qua. Người bị móm do xương hàm sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống về lâu dài nếu không được thăm khám và có phương pháp niềng răng móm phù hợp.
Mức độ móm do răng
Khi gặp phải tình trạng móm do răng, bạn có thể nhận biết dễ dàng bằng mắt thường. Răng trong trường hợp này sẽ mọc lệch hoặc chìa ra bên ngoài. Còn hàm vẫn bình thường, không sai lệch. Móm do răng không những gây mất thẩm mỹ mà còn khiến bạn không tự tin khi giao tiếp với người khác. Vì thế, hãy đến ngay các hệ thống nha khoa uy tín để được tư vấn và tìm ra phương pháp niềng răng móm tốt nhất để “F5” bản thân mình nhé.
Nguyên nhân bị răng móm
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng móm. Tuy nhiên theo các chuyên gia về nha khoa, hai yếu tố chính gây ra móm là di truyền và bẩm sinh. Một gia đình có người bị móm thì đời sau cũng dễ bị móm với một tỷ lệ nhất định. Hai nguyên nhân này thường gặp ở tình trạng răng móm do xương hàm.
Còn đối với trường hợp móm do răng còn có thể do các nguyên nhân như: thói quen xấu trong ăn uống (nhai, cắn, mút,..), dùng lưỡi đẩy răng, ngậm ti giả,… Ngoài ra, nếu bị mất răng mà không được phục hồi sớm thì cũng dễ dẫn đến móm. Bởi phần xương ở răng bị mất có thể bị tiêu biến, khiến lợi bị tụt, làm hàm răng mọc xô lệch.
Những trường hợp nào có thể niềng răng để hết móm?
Nếu bạn gặp các vấn đề răng miệng sau đây thì có thể lựa chọn phương pháp niềng răng thẩm mỹ để cải thiện tình trạng móm:
- Có sự sai lệch giữa 2 hàm răng. Hàm dưới thường có xu hướng đưa ra phía trước khiến cho vùng cằm bị nhô ra. Khi quan sát ở góc nghiêng thì thấy mặt có dạng bị lõm, gây mất thẩm mỹ. Trong trường hợp ngậm miệng thì thấy răng ở hàm dưới phủ toàn bộ răng ở hàm trên.
- Răng mọc lệch, chìa ra bên ngoài, khiến cho bạn cảm thấy tự ti mỗi khi giao tiếp.
Niềng răng móm có hiệu quả không? Có giúp hết móm hoàn toàn không?
Phương pháp niềng răng giúp cải thiện tình trạng móm một cách hiệu quả. Răng của bạn sẽ trở nên đều đặn và hài hòa, khớp cắn sẽ chuẩn hơn giữa hai hàm. Bên cạnh đó, sau quá trình niềng răng, khuôn mặt của bạn sẽ trông cân đối hơn, không còn thấy hiện tượng bị xô lệch hay biến dạng như trước.
Niềng răng móm mang đến một hiệu quả điều trị lâu dài, không có tình trạng tái phát trở lại. Khả năng nhai sẽ được cải thiện sau điều trị, khiến việc ăn uống của bạn trở nên dễ dàng và thoải mái hơn.
Niềng răng móm có thể áp dụng nhiều phương pháp
Các phương pháp niềng răng móm thường được áp dụng
Hiện nay, có nhiều phương pháp niềng răng móm cho khách hàng lựa chọn. Mỗi hình thức niềng sẽ có từng đặc điểm và giá tiền niềng răng khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp niềng răng móm đang được áp dụng phổ biến:
- Niềng răng mặt trong: phương pháp này mang lại hiệu quả điều trị cao, đảm bảo tính thẩm mỹ, phù hợp với các trường hợp móm nhẹ và nặng. Tuy nhiên, khi niềng răng mặt trong, bạn sẽ gặp khó khăn trong quá trình vệ sinh răng miệng. Giá tiền niềng răng cũng khá cao, dao động từ 80-110 triệu đồng.
- Niềng răng mắc cài kim loại: phương pháp này sử dụng dây cung và mắc cài làm bằng kim loại nên thường gây cảm giác đau trong suốt quá trình niềng răng. Mặc dù vậy, hình thức này giúp cho răng di chuyển nhanh và hiệu quả hơn, chi phí cũng không quá đắt, khoảng từ 30 đến 45 triệu đồng.
- Niềng răng móm với niềng răng trong suốt Zenyum
Là phương pháp niềng răng sử dụng công nghệ cao và hiện đại. Mỗi khách hàng sẽ được thiết kế một khay hàm riêng phù hợp với tình trạng răng của mình. Khay hàm sẽ ôm sát vào mặt răng, giúp răng dịch chuyển đến đúng vị trí như mong muốn.
Các khay niềng trong suốt và vô hình ở trên răng, mang lại tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra, người niềng còn có thể dễ dàng tháo lắp khay hàm khi ăn uống hay vệ sinh để thuận tiện hơn. Giá niềng răng trong suốt Zenyum từ khoảng 45 triệu đồng.
Phương pháp niềng răng trong suốt Zenyum được nhiều khách hàng tin dùng
Các giai đoạn niềng răng móm
Các giai đoạn niềng răng móm cũng tương tự như các giai đoạn niềng răng thông thường. Tham khảo ngay các bước niềng răng móm dưới đây để có thông tin chi tiết:
Bước 1: Tư vấn và làm hợp đồng chỉnh nha
Kiểm tra, thăm khám & đánh giá trước dịch vụ là bước đầu tiên và bắt buộc phải thực hiện trong tất cả các quy trình niềng răng thẩm mỹ.
Buổi tư vấn ban đầu rất quan trọng, vì đây là thời điểm mà bệnh nhân và chuyên gia nha khoa sẽ thảo luận về tất cả các lựa chọn của bệnh nhân. Chuyên gia nha khoa sẽ thực hiện kiểm tra răng miệng để xác định loại vấn đề răng miệng cần được giải quyết. Họ cũng sẽ lấy khuôn miệng của bệnh nhân. Sau khi lựa chọn niềng răng, chúng có thể được gắn vào.
Bước 2: Chuẩn bị trước khi niềng răng móm
Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết, bác sĩ sẽ hẹn thời gian bắt đầu quá trình chỉnh răng móm cho khách hàng.
Tuy nhiên trước khi lắp đặt các dụng cụ để điều trị móm, bác sĩ sẽ cần thực hiện một vài kỹ thuật phụ khác như nong hàm, nhổ răng, tách kẽ răng,… Tuy từng trường hợp mà các dịch vụ phụ sẽ khác nhau.
Bước 3: Gắn khí cụ niềng răng – Giai đoạn 1
Đa số các quy trình niềng răng móm hiện nay, ở giai đoạn 1 thì bác sĩ thường ưu tiên lắp khí cụ chỉnh nha để sắp xếp răng trước.
Tùy vào tình trạng răng của khách hàng mà thời gian dàn răng sẽ khác nhau. Nhưng trung bình sau khoảng 9 tháng giai đoạn này sẽ hoàn thành.
Bước 4: Lắp dụng cụ kéo hàm – Giai đoạn 2
Lắp các dụng cụ kéo hàm là giai đoạn quan trọng và tạo ra sự khác biệt rõ rệt nhất khi niềng răng móm.
Bởi sau giai đoạn niềng răng, tuy răng đã được dựng thẳng và sắp xếp chuẩn hơn, thế nhưng tương quan hàm dưới thường vẫn đang nhô ra nhiều hơn so với hàm trên.
Bước 5: Tái khám
Tái khám định kỳ là bước bắt buộc đối với bất cứ quy trình niềng răng nào. Đối với niềng răng móm cũng không phải ngoại lệ, khách hàng cần tới nha khoa 1 tháng/lần trong suốt thời gian chỉnh nha.
Trong mỗi lần tái khám, nha sĩ sẽ kiểm tra tiến độ dịch chuyển của răng, thay dây chun và dây cung phù hợp với mỗi giai đoạn để đảm bảo phác đồ điều trị.
Giá niềng răng móm bao nhiêu?
Niềng răng móm có đắt không? Niềng răng móm hết bao nhiêu tiền là các câu hỏi thường gặp nhất. Như vậy, giá niềng răng móm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng răng ban đầu, phương pháp niềng răng và trình độ tay nghề của các bác sĩ.
- Giá niềng răng móm với phương pháp niềng răng mắc cài dao động khoảng 30 triệu – 45 triệu.
Giá niềng răng móm với phương pháp niềng răng bằng mắc cài sứ dao động khoảng 45 triệu – 55 triệu
- Giá niềng răng móm với phương pháp niềng răng trong suốt Zenyum: 45 triệu cho các ca đơn giản; hoặc từ 66 triệu cho các ca phức tạp.
Trên đây là một số thông tin về niềng răng móm và các phương pháp điều trị tốt nhất. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết, bạn sẽ tìm ra được hướng điều trị phù hợp để mau chóng lấy lại nụ cười tự tin của mình nhé!
Để tham gia hành trình niềng cùng với Zenyum, bạn có thể chụp ảnh răng để được các nha sĩ của Zenyum chuẩn đoán miễn phí ngay tại đây.
Bạn Đã Chẩn Đoán Răng Online Chưa?
Chỉ cần 5 phút gửi ảnh răng, chuyên gia nha khoa tại Singapore sẽ đánh giá mức độ phù hợp của bạn với niềng răng trong suốt Zenyum.