Để làm sạch răng miệng, bên cạnh những thói quen như đánh răng đều đặn, sử dụng nước súc miệng, chúng ta còn có thêm những lựa chọn hỗ trợ cho hiệu quả làm sạch; chẳng hạn như chỉ nha khoa, hay lấy cao răng định kỳ tại phòng khám.
Đặc biệt nếu bạn đang sử dụng niềng răng trong suốt, việc làm sạch cao răng còn giúp tăng cường hiệu quả của quá trình niềng răng.
Cao răng là gì?
Bạn có thể đã biết đến một tên gọi phổ biến hơn của cao răng là vôi răng. Lớp vôi được tạo nên từ sự tích tụ của vụn thức ăn và vi khuẩn. Trung bình từ 4 đến 12 tiếng sau mỗi lần đánh răng, vôi răng sẽ bắt đầu hình thành.
Nếu không được làm sạch, vi khuẩn sẽ dần phát triển và tạo ra acid; là nguy cơ dẫn đến những bệnh về răng miệng; từ cấp độ nhẹ như bào mòn men răng, sâu răng đến viêm nướu, tiêu xương chân răng, v..v.. Bên cạnh đó, vôi răng tích tụ có màu vàng hoặc đen ở xung quanh chân răng, gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ.
Vì sao bạn nên lấy cao răng khi niềng răng trong suốt?
Bạn hãy tưởng tượng nếu mang khay niềng khi bề mặt răng chưa được làm sạch, vụn thức ăn và vi khuẩn sẽ dần tích tụ; gây khó khăn cho việc làm sạch khay.
Để hỗ trợ cho việc làm sạch răng, bạn có thể sử dụng kết hợp chỉ nha khoa, nước súc miệng. Chỉ nha khoa giúp lấy đi mảng bám bên trong kẽ răng, những vị trí mà bàn chải khó có thể làm sạch hoàn toàn được. Còn với nước súc miệng, bạn nên chọn loại không chứa cồn để giữ an toàn cho sức khỏe.
Một mẹo nhỏ là sau khi lấy cao răng, khay niềng trong suốt còn ôm vừa khít răng hơn. Vì khay niềng tác động lực tỏa đều lên bề mặt răng; kích thước vừa vặn với răng sẽ hỗ trợ cho hiệu quả răng dịch chuyển theo đúng liệu trình.
Quy trình lấy cao răng diễn ra thế nào?
Việc làm sạch cao răng cần được thực hiện bởi nha sĩ, với dụng cụ chuyên biệt có thể làm sạch kỹ lưỡng, đồng thời giữ an toàn cho răng và nướu. Quy trình thường có 3 bước như sau.
Bước 1: Thăm khám và tư vấn. Nha sĩ sẽ biết được tình trạng răng của bạn; bao gồm mức độ tích tụ của vôi răng; và cả lưu ý về bệnh răng miệng nếu có.
Bước 2: Làm sạch răng miệng và tiến hành lấy cao răng. Hiện nay, nha sĩ có xu hướng sử dụng máy siêu âm, giúp tiến trình diễn ra nhẹ nhàng hơn.
Bước 3: Đánh bóng răng. Đây là bước sau cùng góp phần tái tạo bề mặt răng trơn đều.
Chi phí lấy cao răng là bao nhiêu?
Mỗi phòng nha sẽ có mức giá lấy cao răng khác nhau, dao động trong khoảng từ 200 đến 400 nghìn đồng cho một lần thực hiện. Mức giá này còn phụ thuộc vào độ tích tụ của lớp cao răng, nên bạn hãy thăm khám trực tiếp tại phòng nha để được nha sĩ tư vấn nhé.
Bạn Đã Có Niềng Răng Trong Suốt Chưa?
Chỉ cần 5 phút gửi ảnh răng, đội ngũ chuyên gia nha khoa tại Singapore sẽ đánh giá mức độ phù hợp của bạn với niềng răng trong suốt ZenyumClear™!