Tụt lợi là gì? Dấu hiệu nhận biết
Tụt lợi hàm trên
Khi niềng răng, nếu bị tụt lợi ở hàm trên thì sẽ dễ dàng phát hiện hơn. Điều này là do vị trí ở hàm trên dễ thấy và dễ quan sát. Cụ thể, bạn sẽ thấy hiện tượng phần nướu bị rút vào sâu làm lộ cổ chân răng ra ngoài và tạo ra một lỗ hổng lớn giữa các răng trên cung hàm.
Tụt lợi hàm dưới
Tụt lợi hàm dưới khó để phát hiện hơn. Do đó, đa số bệnh thường được phát hiện khi đã trở nặng. Đặc biệt, tụt nướu hàm dưới dễ bị nhầm lẫn với tình trạng viêm lợi. Điều này là do phần chân răng và nướu bị bao phủ bởi môi dưới, kèm theo các triệu chứng tụt nướu cũng không quá điển hình hay rõ ràng.
Nguyên nhân gây niềng răng bị tụt lợi
Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng tụt lợi khi niềng răng, điển hình phải kể đến:
Mảng bám cao răng
Khi niềng răng, việc vệ sinh răng miệng bị cản trở và trở nên khó khăn hơn. Rất ít trường hợp kiên nhẫn để làm sạch hết mảng bám thức ăn còn dính trong răng. Vì thế, những mảng bám còn sót lại sẽ tích tụ và hình thành cao răng. Đây chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển gây viêm nướu và dẫn đến tụt lợi nếu bạn không tìm cách khắc phục kịp thời.
Đánh răng sai cách
Đánh răng sai cách, sử dụng lực quá mạnh để chà xát vào khu vực chân răng cũng có thể khiến cho nướu bị tổn thương, chảy máu và sưng viêm. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến lợi bị tiêu giảm hay tụt lợi.
Bệnh lý răng miệng
Nếu trước khi niềng răng, bạn không điều trị hết các bệnh lý răng miệng đang gặp phải như viêm nha chu, viêm chân răng,…thì bạn cũng thể gặp phải tình trạng tụt lợi trong khi niềng răng.
Lực siết mắc cài
Lực siết mắc cài niềng răng quá mạnh so với sức chịu đựng của răng cũng sẽ khiến răng bị lung lay, gây áp lực lên phần nướu và gây ra hiện tượng tụt lợi khi niềng răng.
Bạn có thể tham khảo giải pháp niềng với lực siết trên răng nhẹ nhàng hơn là niềng răng trong suốt, với giải pháp niềng răng trong suốt Zenyum được nhiều người đánh giá cao.
Tình trạng tụt nướu này sẽ được hạn chế xảy ra tối đa với niềng răng trong suốt các khay niềng ôm sát vào răng, chỉ tạo lực tác động vừa đủ và nhẹ nhàng lên các răng cần nắn chỉnh nên ít khi gây áp lực cho nướu và hiện tượng tụt lợi.
Hậu quả của tụt lợi
Mất răng
Khi bị tụt lợi, những mô mềm xung quanh chân răng sẽ bị suy yếu dần. Lúc này, răng rất dễ lung lay và rụng. Khi răng thật mất đi, bạn sẽ gặp phải các ảnh hưởng tiêu cực về sau.
Tiêu ổ xương răng
Trường hợp này chỉ xảy ra khi tụt lợi làm mất răng và không được khắc phục kịp thời. Hậu quả này được đánh giá là vô cùng nghiêm trọng khi ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng nhai cắn cũng như toàn bộ cấu trúc của răng miệng.
Răng nhạy cảm hơn
Khi bị tụt lợi, răng miệng sẽ trở nên nhạy cảm và yếu dần nếu không được chữa trị kịp thời. Cổ chân răng bị lộ ra ngoài đồng nghĩa với việc ăn nhai, cắn gặp nhiều khó khăn, khi uống nước hoặc ăn đồ nóng dễ bị ê buốt và đau nhức hàng giờ.
Tăng nguy cơ bệnh lý về răng
Chân răng không được nướu bảo vệ sẽ dễ bị tấn công bởi vi khuẩn từ bên ngoài. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng, điển hình là viêm chân răng, viêm nha chu,…
Trường hợp này chỉ xảy ra khi tụt lợi làm mất răng và không được khắc phục kịp thời. Hậu quả này được đánh giá là vô cùng nghiêm trọng khi ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng nhai cắn cũng như toàn bộ cấu trúc của răng miệng.
Cách khắc phục răng bị tụt lợi
◾ Trong trường hợp nhẹ, mới khởi phát bệnh: Chỉ cần thay đổi các thói quen vệ sinh răng miệng hằng ngày như sử dụng bàn chải lông mềm, dùng lực nhẹ để chai răng, cạo vôi răng định kỳ. Ngoài ra, nếu thấy ê buốt răng thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại kem đánh răng có chất chống ê buốt hoặc dùng gel fluor ngậm.
◾ Trường hợp tình trạng nặng hơn: Lúc này, nha sĩ bắt buộc phải tháo mắc cài, ưu tiên điều trị phục hồi nướu rồi mới được đeo niềng lại. Phương pháp phù hợp để khắc phục tụt lợi là phẫu thuật ghép mô nướu nhằm mục đích phục hồi và che phủ phần chân răng. Thời gian sau khi phẫu thuật đến lúc được niềng lại có thể kéo dài từ 6 tháng đến một năm.
Biện pháp ngăn ngừa tụt lợi
◾ Thăm khám kỹ càng để phát hiện và điều trị các bệnh lý răng miệng triệt để trước khi niềng răng.
◾ Lựa chọn những loại bàn chải có lông mềm mại, sử dụng máy tăm nước để nâng cao hiệu quả làm sạch răng miệng.
◾ Đánh răng nhẹ nhàng, đúng cách, chải răng từ trong ra ngoài để loại bỏ hoàn toàn các mảng thức ăn còn sót lại.
◾ Hạn chế những loại đồ ăn nhanh, nước uống có gas,… Bởi đây là nguyên nhân gây nên bệnh lý về răng miệng như hôi miệng nặng.
◾ Thường xuyên tới tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tình hình răng miệng.
Niềng răng tụt lợi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và để lại các hậu quả nghiêm trọng. Nếu muốn tìm giải pháp niềng răng hạn chế tụt lợi thì Zenyum chính là gợi ý phù hợp. Thay vì tác động toàn bộ lực lên khuôn hàm thì hình thức niềng này tác dụng lực ổn định, nhẹ nhàng và vừa đủ lên các răng cần nắn chỉnh nên ít gây áp lực cho nướu khiến hiện tượng tụt lợi xảy ra.
Để biết thêm thông tin và tham gia liệu trình với Zenyum, đánh giá răng miễn phí ngay tại đây.
Tìm hiểu thêm về Zenyum?
Chỉ mất 5 phút gửi ảnh răng để biết bạn có phù hợp với Niềng răng trong suốt không. Zenyum sẽ liên hệ để chia sẻ về chi phí và thời gian cho gói niềng.
Trọn liệu trình chỉ từ 45.000.000đ!